Bạn đã biết thanh lý hợp đồng là gì chưa?

Khi hai bên tiến hành ký kết hợp đồng  và hoàn thành mọi điều khoản như đã ghi trong hợp đồng, thì công việc tiếp theo là tiến hành thanh lý hợp đồng giữa các bên. Vậy thanh lý hợp đồng là gì và nó có ý nghĩa như thế nào? 

Thanh lý hợp đồng là gì? 

Theo quy định của pháp luật, thanh lý hợp đồng là biên bản dùng để xác nhận khi hai bên đối tác hoàn tất một công việc nào đó. Biên bản này là để hai bên tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng, và các phát sinh sau khi công việc đó kết thúc. Hai bên cùng đồng ý ký tên vào biên bản thanh lý hợp đồng này.

thanh lý hợp đồng là gì

Thuật ngữ “Thanh lý hợp đồng kinh tế” được đề cập trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế vào năm 1989. Tuy nhiên, từ năm 2005  khi Bộ luật Dân sự ra đời thì thuật ngữ này không còn được đề cập đến nữa. Cụm từ “thanh lý hợp đồng” được sử dụng trong các giao dịch dân sự và thực hiện hợp đồng nhằm bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các bên khi hợp đồng kết thúc.

Thanh lý hợp đồng có phải thủ tục bắt buộc phải thực hiện không?

Thông qua thanh lý hợp đồng kinh tế, các bên sẽ xác nhận mức độ thực hiện nội dung công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng, từ đó xác định nghĩa vụ của các bên sau khi hợp đồng được kết thúc. Các bên sẽ xác định trách nhiệm về tài sản, hậu quả pháp lý của hợp đồng do phải thanh lý trước khi hợp đồng kinh tế kết thúc. Sau khi đã ký vào biên bản thanh lý, quan hệ hợp đồng kinh tế của các bên coi như đã hoàn tất. Quyền và nghĩa vụ mỗi bên vẫn được đảm bảo như xác nhận trong biên bản thanh lý đến khi các bên hoàn thành xong nghĩa vụ trong hợp đồng.

Thanh lý hợp đồng tạo điều kiện cho các bên xác định lại mình đã thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng đến mức nào. Mình còn trách nhiệm nào chưa được giải quyết. Khi xác định xong phần công việc mà mình đã thực hiện và có thỏa thuận với nhau xem như hợp đồng chấm dứt. Phần quyền và nghĩa vụ còn tồn đọng mà hai bên chưa thực hiện được thì tiếp tục xử lý. Tóm lại, mục đích của thanh lý hợp đồng là giải phóng các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã hoàn thành, đảm bảo quyền lợi của hai bên, tránh xảy ra tình trạng tranh chấp về sau. 

Thanh lý hợp đồng được đi liền với hợp đồng kinh tế

thanh lý hợp đồng là gì

Ký kết thanh lý hợp đồng giúp các bên kiểm soát tiến độ thực hiện công việc, hạn chế phần nào các tranh chấp xảy ra,  các khiếu kiện về sau đối với các vấn đề đã thanh lý trong hợp đồng.

Thứ hai là thanh lý hợp đồng xảy ra trong kinh tế và xây dựng. Biên bản thanh lý này sẽ giúp hai bên xác định các nội dung hoàn thành như đã thỏa thuận với nhau.

Trường hợp thứ 2 là với các thỏa thuận đang thực hiện nhưng vì lý do nào đó bị hủy bỏ hoặc sắp bị ngừng lại. Lúc này, biên bản thanh lý sẽ giúp hai bên xác định trách nhiệm, thiệt hại khi dừng hợp đồng.

Trường hợp thứ 3 là một bên thực hiện hợp đồng không có đủ điều kiện, tư cách và năng lực để thực hiện hợp đồng kinh tế trong các giai đoạn kế tiếp như đã cam kết. Lúc này biên bản thanh lý sẽ đảm bảo quyền lợi hai bên thì bên còn lại không có khả năng  thực hiện hợp đồng tiếp tục.

Trường hợp thứ 4 là giải thể công trình, dự án kinh doanh bị ngừng lại. Biên bản này được đưa ra xem xét khi một bên đối tác trong quá trình thực hiện hợp đồng loại này gặp phải vấn đề nên không  thể tiếp  tục. Biên bản thanh lý hợp đồng này sẽ giúp nghiệm thu kết quả công việc đã hoàn thành, thực hiện đền bù và chấm dứt sự ràng buộc lợi ích của hai bên đối với nhau.

Những điểm cần lưu ý để lập biên bản thanh lý hợp đồng 

thanh lý hợp đồng là gì

Biên bản thanh lý hợp đồng được soạn dựa trên những điều khoản được pháp luật quy định. Những khoản được trích dẫn trong hợp đồng được đưa vào phải căn cứ theo quy định của pháp luật. Điều đó sẽ giúp nội dung hợp đồng được đảm bảo cho cả hai bên.

Biên bản này cần được soạn thảo ngắn gọn, dễ hiểu. Tránh lối diễn đạt dài dòng, dễ gây hiểu nhầm, từng câu chữ trong biên phải phải mang theo một nghĩa xác định.

Đặc biệt trong biên bản cần có nội dung đầy đủ các điều khoản như đã có trong hợp đồng. Các điều khoản này mang tính ràng buộc của hai bên đã ký kết và thực hiện. 

Biên bản thanh lý cần được kiểm tra kỹ lưỡng bằng cách liệt kê lại các điều khoản đã nêu ra. Việc liệt kê lại các điều khoản đã ký cũng giúp các bên tránh xảy ra kiện tụng phát sinh sau khi hoàn tất hợp đồng. 

Trên đây là những thông tin về thanh lý hợp đồng là gì? và những vấn đề liên quan đến biên bản thanh lý hợp đồng. Nếu bạn còn vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *