Danh sách 53 ký hiệu các loại đất theo luật đất đai năm 2013

Việc nắm bắt và tra cứu ký hiệu các loại đất theo luật đất đai năm 2013 rất cần thiết khi bạn đang tìm hiểu thông tin về mảnh đất định mua hay có ý định đầu tư, cũng như lúc bạn tham khảo về quy hoạch đất đai toàn bộ khu vực. Cùng tìm hiểu 53 ký hiệu các loại đất qua bài viết này nhé!

Luật đất đai năm 2013 phân loại đất như thế nào?

Tại điều 10 trong Luật đất đai số 45/2013/QH13 đã phân loại đất đai trên toàn lãnh thổ Việt Nam thành 3 nhóm lớn dựa trên mục đích sử dụng:

  • Nhóm đất nông nghiệp
  • Nhóm đất phi nông nghiệp
  • Nhóm đất chưa sử dụng

ký hiệu các loại đất theo luật đất đai năm 2013

Trong đó mỗi nhóm lại được chia nhỏ thành các loại đất khác nhau, mỗi loại sẽ tương ứng với một ký hiệu riêng, cụ thể thì:

  • Nhóm đất nông nghiệp chia làm 8 loại: trồng cây hàng năm, trồng lúa nước, đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng, nuôi trồng thủy sản…
  • Nhóm đất phi nông nghiệp chia làm 10 loại: đất nông thôn, đất đô thị, đất xây dựng, đất sản xuất, đất dùng làm công trình công cộng…
  • Nhóm đất chưa sử dụng gốm toàn bộ diện tích đất chưa xác định mục đích sử dụng

Cơ sở pháp luật để xác định được loại đất là gì?

Cũng theo bộ luật trên, những căn cứ cụ thể để xác định được mảnh đất bạn đang sở hữu hoặc muốn mua thuộc loại đất nào đã được quy định rất rõ ràng. Đó là những giấy tờ có giá trị về mặt pháp lý như:

  • Sổ đỏ hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận có quyền sử dụng đất và tài sản có trong mảnh đất
  •  Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp vẫn còn hiệu lực
  • Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng của cơ quan nhà nước (trong thời gian chờ giấy chứng nhận)
  • Còn nếu không có văn bản để căn cứ thì phân loại theo quyết định đã ban hành của Chính phủ.

Ký hiệu các loại đất theo luật đất đai 2013 là gì?

Trong bộ luật này thì không đề cập trực tiếp đến danh sách ký hiệu các loại đất, nhưng ngay sau đó, khi ban hành Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về vấn đề “Quy định về bản đồ địa chính”, có đính kèm bảng số 13 – nằm trong Phụ lục 1 “Ký hiệu loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính” (Trang 57/90)

Thông thường, tên viết tắt của loại đất sẽ căn cứ dựa trên 1 vài chữ cái đầu chính trong tên đầy đủ của loại đất. Nếu đọc bản đồ địa chính nhiều, bạn sẽ thấy rất dễ để nhận biết

Nhóm đất nông nghiệp: chia làm 11 loại

  • Đất chuyên trồng lúa nước (LUC): đây là loại đất mà có thể trồng đến 2 vụ lúa nước trong vòng 1 năm. Đất chuyên trồng lúa nước cũng có thể chuyển đổi sang mục đích chăn nuôi, trồng trọt loại cây khác, thậm chí chuyển thành đất thổ cư nếu nằm trong vùng quy hoạch hoặc có quyết định được Nhà nước cho phép
  • Đất trồng lúa nước còn lại (LUK): có thể trồng loại lúa khác hoặc trồng lúa nương
  • Đất trồng lúa nương (LUN): đất cạn trồng lúa nương
  • Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK): là đất trồng loại cây có thời gian kể từ lúc gieo trồng cho đến khi cho thu hoạch là trong vòng 1 năm, còn với loại cây giữ lại gốc cho vụ sau thì cũng không quá 5 năm
  • Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK): chỉ khác với đất bằng là phân bố ở vùng núi
  • Đất trồng cây lâu năm (CLN): đất trồng loại cây chỉ cần trồng một lần, trải qua nhiều năm phát triển mới cho thu hoạch
  • Đất rừng sản xuất (RSX): là loại đất trồng các cây rừng phục vụ cho mục đích kinh tế như kinh doanh gỗ, thuốc từ lá cây, lâm sản ngoài cây…
  • Đất rừng phòng hộ (RPH)

ký hiệu các loại đất theo luật đất đai năm 2013

  • Đất rừng đặc dụng (RDD)
  • Đất nuôi trồng thủy sản (NTS)
  • Đất làm muối (LMU)
  • Đất nông nghiệp khác (NKH): chiếm diện tích nhỏ, đất nông nghiệp bỏ hoang hoặc được sử dụng vào khác những mục đích trên

Nhóm đất phi nông nghiệp: chia làm 38 loại

  • Đất ở tại nông thôn (ONT)
  • Đất ở tại đô thị (ODT)
  • Đất dựng lên nơi làm việc của cơ quan (TSC)
  • Đất xây dựng nơi làm việc của tổ chức sự nghiệp (DTS)
  • Đất xây dựng các cơ sở văn hóa (DVH), y tế (DYT), giáo dục đào tạo (DGD), thể thục thể thao (DTT), khoa học công nghệ (DKH), dịch vụ xã hội (DXH), ngoại giao (DNG)
  • Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác (DSK): đất vẫn có diện tích thuộc quỹ đất xây dựng công trình nhưng chưa xác định rõ dự án
  • Đất quốc phòng (CQP)
  • Đất an ninh (CAN)
  • Đất khu công nghiệp (SKK), khu chế xuất (SKT), cụm công nghiệp (SKN)
  • Đất dựng nhà xưởng sản xuất sản phẩm khác nông nghiệp (SKC)
  • Đất thương mại, dịch vụ (TMD)

ký hiệu các loại đất theo luật đất đai năm 2013

  • Đất sử dụng phục vụ công tác khai thác khoáng sản (SKS)
  • Đất sản xuất lấy nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gốm (SKX)
  • Đất giao thông (DGT)
  • Đất thủy lợi (DTL)
  • Đất công trình năng lượng (DNL)
  • Đất tạo lập công trình bưu chính, viễn thông (DBV)
  • Đất sinh hoạt cộng đồng (DSH)
  • Đất xây khu vui chơi, phục vụ giải trí cộng đồng (DKV)
  • ĐẤt chợ (DCH): khu vực dành riêng cho hoạt động chợ búa, mua bán thường ngày của người dân
  • Đất có di tích lịch sử – văn hóa (DDT), Đất có danh lam thắng cảnh (DDL): những nơi thuộc về lịch sử linh thiêng cũng như du lịch ngắm cảnh tại các địa phương
  • Đất bãi thải, xử lý chất thải (DRA): mỗi địa phương đều có quỹ đất riêng cho phần này, là nơi quy tập rác thải của con người, cách xa nơi tập trung dân cư ít nhất 10m
  • ĐẤt công trình công cộng khác (DCK)
  • Đất cơ sở tôn giáo (TON), cơ sở tín ngưỡng (TIN): đất thuộc khu vực đình chùa, nhà thờ, miếu mạo,… mang tính chất tâm linh và gần như không di dời, biến đổi
  • Đất làm nghĩa trang (NTD): là nơi chôn cất người chết của cả khu dân cư
  • Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối (SON): nơi có dòng chảy nước chảy ra lộ thiên mà không sử dụng với mục đích chăn nuôi
  • Đất có mặt nước chuyên dùng (MNC)
  • Đất phi nông nghiệp khác (PNK)

Nhóm đất chưa sử dụng: chia làm 3 loại

  • Đất bằng chưa sử dụng (BCS): đất thuộc vùng đồng bằng mà chưa đủ điều kiện để phân loại về những nhóm trên, đồng thời chưa thuộc sở hữu của bất kỳ ai

ký hiệu các loại đất theo luật đất đai năm 2013

  • Đất đồi núi chưa sử dụng (DCS)
  • Núi đá không có rừng cây (NCS)

Danh sách ký hiệu các loại đất theo luật đất đai năm 2013 khá là đầy đủ so với thực trạng đất đai bây giờ. Chúc bạn nhanh chóng nắm bắt được chúng và có cho bản thân sự lựa chọn đúng đắn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *