Top 7 cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao

Các loại cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao, không chỉ dựa vào giá trị tài chính mà còn đề cập đến dược liệu quý (dùng làm thuốc), tinh dầu, làm kiểng,…Bài viết này sẽ tổng hợp top 7 các giống cây đặc biệt này, hướng dẫn cách trồng và chăm sóc.

Top 7 cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao

Vì sao cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao?

Hiện nay, ngành nghề chế biến gỗ đang phát triển rất mạnh, có thể xuất khẩu sản lượng lớn ra nước ngoài khi sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Vì thế, nhiều doanh nghiệp đã “bắt tay” vào việc trồng rừng, chế biến gỗ. 

Vì vậy, câu hỏi luôn khiến các doanh nghiệp đau đầu là các loại cây lấy gỗ nào có giá trị kinh tế cao. Để đầu tư trồng và sản xuất đem lại lợi nhuận tốt. Sau đây, chúng tôi tổng hợp giới thiệu chi tiết “Top 7 cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao”, để các bạn tham khảo rõ hơn.

Top 7 cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao

Cây Sưa Đỏ

Top 7 cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao

Đối với nhiều người cây sưa đỏ không còn quá xa lạ. Đây còn là câu gỗ quý có giá trị tiền tỷ cho một cây sưa. Có thời điểm huy hoàng, giá cây sưa có thể lên đến gần 400 triệu/kg. Tuy nhiên, khi bây giờ cây sưa được sử dụng phổ biến hơn, nên giá dao động từ 40 – 60 triệu/kg. Theo thống kê, sau cây sâm Ngọc Linh, thì cây Sưa được trồng nhiều nhất để lấy gỗ làm kinh tế.

Có nhiều vùng miền còn gọi là cây Gỗ Sưa, cây Huê,…có nguồn gốc từ Hải Nam (Trung Quốc). Ngoài việc dùng chế biến gỗ thì cây Sưa còn được làm kiểng, trang trí cảnh quan đẹp và râm mát.

Cây Sưa đỏ có thân hình thẳng, khá sần sùi, to cao, Gọi là Sưa Đỏ vì thân cây có vỏ màu xám, ruột màu nâu đỏ, nâu đậm. Đường vân tuy sần sùi nhưng cực kỳ đẹp, ấn tượng và bắt mắt. Lá đôi mọc sole với nhau, có hình bầu dục hoặc trái xoài. Thời gian trồng một cây Sưa thường từ 12 – 15 năm mới thu hoạch được.

Hoa Sưa Đỏ nhỏ, có màu trắng và mọc chùm và có hương thơm nhẹ nhàng. Nhờ vẻ đẹp và hình dạng đặc sắc, tán cây rộng xòe. Nên nhiều công trình quy mô, đã lựa chọn Sưa Đỏ làm điểm nhấn hoặc tạo bóng mát.

Cây Đàn Hương Trắng

Cây đàn hương là quốc cây của Ấn độ, được gọi là vàng trắng của thiên nhiên. Tất cả các bộ phận của cây như: hoa, lá, quả, hạt, rễ,…đều có giá trị kinh tế cao dùng để sản xuất tinh dầu hoặc dược liệu quý làm thuốc. 

Cây đã được trồng ở nước ta hơn 5 năm trở lại đây và đạt kết quả khả quan. Vì cây phù hợp vùng khí hậu nhiệt đới, thổ nhưỡng ở Việt Nam. Chất lượng gỗ của Đàn Hương Trắng có giá trị tương đương như ở Ấn Độ.

Đặc biệt, tính hiệu quả từ tinh dầu và gỗ đã được thế giới công nhận. Tất cả các sản phẩm được chế biến từ cây Đàn Hương như: Trà, tinh dầu, lõi đàn hương,… Đều có thị trường tiêu thụ ưa chuộng với số lượng lớn. Đây được chuyên gia nông lâm nhận xét, có giá trị kinh tế rất cao và phổ biến nhiều người yêu thích.

Cây Gỗ Lim (cây lim xanh)

Cây gỗ lim hay còn gọi là cây lim xanh, nằm trong “tứ đại danh gỗ” gồm có “Đinh Lim Sến Táu”. Nghe đến đây, chúng ta cũng đủ hiểu mức độ quý báu và giá trị của cây Gỗ Lim.

Top 7 cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao

Điều vui mừng là cây Gỗ Lim lại không quá khó trồng, nên được nhân rộng khá phổ biến tại Việt Nam. Cây cũng có nhiều tác dụng ngoài việc chế biến gỗ làm đồ nội thất cao cấp. Nên trên thị trường cực kỳ yêu thích và giá thành sản phẩm cũng không quá đắt đỏ nhưng các loại gỗ khác. Nên lượng tiêu thụ sản phẩm vì thế cũng nhiều hơn, mang lại giá trị kinh tế cao cho doanh nghiệp.

Cây Gỗ Lim cũng được nhiều công trình, cơ quan chọn làm cây cảnh, thường xuất hiện nhiều ở: Trường học, UBND, công viên, đường phố, khu đô thị,…

Cây Giáng Hương

Cây Giáng Hương có tên khoa học trong tiếng anh là Pterocarpus macrocarpus Kurz. Cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được nhiều dự án lớn dùng tạo cảnh quan đẹp mắt, ấn tượng, bóng mát nhiều. 

Cây sở hữu chiều cao từ 20 – 30 mét, đường kính dao động từ gần 1 mét trở lên. Nên giá trị kinh tế rất cao. Gỗ cũng có mùi thơm dễ chịu, giảm stress, căng thẳng, chỉ thua mùi thơm của gỗ Đàn Hương. 

Cây Dầu Rái

Lại thêm một cây gỗ quý đến từ Ấn Độ và cũng có loại giống của Malaysia. Cây còn được gọi tên khác là cây Dầu Sơn, dầu nước,… 

Nếu kể đến giá trị kinh tế, cây Dầu Rái cao cấp thuộc “Top 1”, vì giá thành đắt đỏ. Hiện tại, giá khoảng 6 triệu đồng cho 1 m3, đối với gỗ tròn; 8 triệu đồng cho 1m3 gỗ hộp và 12 triệu đồng cho 1m3 nếu là gỗ phách. 

Vì sao cây gỗ Dầu Rái lại có giá cao đến vậy? Vì đây là loại gỗ mang lại nhiều lợi ích cho các công trình dự án quy mô siêu lớn sử dụng. Cây tạo nên vẻ đẹp hùng dũng, hoành tráng và uy nghiêm cho các công trình. 

Cây có khả năng phân cành cao và tán rộng, có màu xám vàng, thân tròn và thẳng to bản. Cây dầu rái lúc trưởng thành có khi cao đến 50 mét. Cây rất ưa nhiệt độ ẩm nóng tại Việt Nam, nên may mắn là nhiều nước ta trồng được loại cây đặc biệt này.

Cây Sao Đen 

Cây Sao Đen có tên khoa học trong tiếng anh là Hopea odorata Roxb. Có xuất xứ từ Ấn Độ, hay còn gọi là cây Sao Nghệ, Sao Cát,… Cũng giống như cây dầu rái, Sao Đen cũng được nhiều công trình yêu thích đặt làm cây cảnh. Nhờ vào vẻ đẹp tráng lệ và rực rỡ khi hoa nở và tạo bóng mát to rộng.

Cây Sao Đen sở hữu thân gỗ lớn và thon dài, có màu đen, sần sùi nứt dọc thân. Gỗ Sao Đen thường có màu đỏ nâu. Cây có giá trị kinh tế cao và cũng rất phổ biến tại Việt Nam.

Cây Long Não

Cây long não có xuất xứ từ Nhật Bản và một vài giống từ Trung Quốc. Cây còn rất nhiều tên như: Long não hương, Chương não, Mai hoa băng phiến, Triều não,…

Cây long não chủ yếu được trồng để tạo bóng mát, làm cây cảnh. Gỗ cây long não có mùi hương đặc biệt, nên còn được sử dụng làm dược liệu, tinh dầu. 

Cây có đường thân to lớn, độ cao từ 30 – 50m, tán lá rộng nên mát và đẹp mắt. Long Não có lá bóng, khi giã nát thì lại tỏa mùi tinh dầu dễ chịu, chúng ta hay dùng các viên có mùi “long não” để trong tủ quần áo, những nơi ẩm thấp vì làm thoáng khí và thơm. 

Top 7 cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao

Trên đây là top 7 cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao, dễ trồng tại Việt Nam. Với các loại cây này, không những đem lại lợi nhuận cao trong công nghiệp sản xuất chế biến gỗ. Mà còn đem lại nhiều lợi ích cảnh quan đô thị đẹp mắt  và môi trường “xanh” cho chúng ta.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *