Ngày 15 tháng 2 năm 2017, quyết định 79 của bộ xây dựng được ban hành nhằm xây dựng một định mức dành cho phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư trong lĩnh vực xây dựng. Quyết định này ra đời đã giúp chuẩn hóa về đầu mục kinh tế cho rất nhiều dự án lớn và nhỏ khác nhau, cùng tìm hiểu nhé!
Định mức chi phí quản lý dự án trong quyết định số 79 của bộ xây dựng
Đây là mức cơ sở để xác định ra được chi phí quản lý dự án trong toàn bộ số kinh phí đầu tư chung, thuộc dự toán của công trình xây dựng
Chi phí quản lý dự án bao gồm
- Chi trả tiền lương, tiền công cho cán bộ quản lý và toàn bộ công nhân trên công trường
- Bao gồm các khoản theo thỏa thuận hợp đồng lao động như tiền thưởng, phúc lợi, bảo hiểm xã hội, tiền hỗ trợ…
- Dành cho các kinh phí sử dụng ứng dụng khoa học công nghệ, kinh phí đào tạo nhân lực, chi trả điện nước, dịch vụ tiện ích khác… hỗ trợ trực tiếp trong quá trình xây dựng
- Kinh phí dành cho các sự kiện, các chiến dịch truyền thông, quảng bá cùng các vật tư, vật liệu thuê, mua bán trong toàn bộ thời gian dự án
- Chi phí khác và phần dự trù.
Căn cứ xác định chi phí quản lý dự án sẽ dựa trên
- Tỷ lệ phần trăm trong tổng mức đầu tư theo bảng:
- Chi phí xây dựng và chi phí thiết bị chưa tính thuế
- Còn nếu trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư thì xác định dự trù hợp lý với mục đích của dự án
Công thức tính định mức chi phí quản lý
Nt = Nb – Nb – NaGb– GaGb– Gt
Trong đó: Nt: định mức chi phí quản lý cần tính (tỷ lệ %) Nb: định mức chi phí quản lý với mức Gb (tỷ lệ %) Na: định mức chi phí quản lý Ga (tỷ lệ %) Gb: tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị tối đa (tiền) Ga: tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị tối thiểu (tiền) Gt: tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị cần tính định mức (tiền) |
Các trường hợp đặc biệt thì sẽ có cách tính chi phí quản lý riêng
- Nếu dự án thuộc hình thức chủ thầu với chủ đầu tư là một thì điều chỉnh với hệ số k là 0.8
- Còn nếu phải thuê thêm bên thứ 3 để quản lý thì dựa vào thỏa thuận dựa trên bên đầu tư và bên được thuê quản lý. Khoản phí cộng thêm cùng chi phí quản lý dự án không được vượt quá định mức cho phép
- Khi dự án thuộc các địa hình khó như biển đảo, biên giới… thì nâng hệ số k lên 1.35. Dự án nằm ở vùng giáp ranh 2 tỉnh thì k = 1.1
- Nếu phải thuê thêm tư vấn quản lý nước ngoài, chi phí xác định phải phù hợp với quy mô dự án, nhưng tổng mức không vượt quá 2.5 lần định mức trong quyết định này.
- Khi mà chi phí thiết bị nhiều hơn 1 nửa tổng kinh phí thì định mức được thay đổi hệ số k = 0.8
- Dự án có tổng kinh phí lớn hơn quy mô chi phí theo hướng dẫn thì phải lập dự toán chi tiết
Định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trong quyết định 79 của bộ xây dựng
Việc thành lập định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng sẽ giúp nhà đầu tư và chủ thầu có một cái nhìn tổng thể về chi phí gói thầu, thiết lập được dự toán công trình và có căn cứ để đưa ra gói thầu phù hợp với quy trình xây dựng.
Tổng chi phí tư vấn đầu tư xây dựng sẽ bao gồm các đầu mục
- Tiền thuê người, tổ chức tư vấn trực tiếp cho công trình
- Chi phí dành cho việc quản lý áp dụng với thuê theo nhóm
- Chi phí dành cho mua bảo hiểm nghề nghiệp
- Thu nhập của chuyên gia chưa tính thuế VAT
Các trường hợp tính riêng dành cho định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
- Chi phí lập hồ sơ bằng tiếng nước ngoài: không chiếm quá 15% chi phí tư vấn. Ngoài ra phần việc lập thêm hồ sơ tư vấn theo chuẩn quốc tế, báo cáo đặc thù theo yêu cầu của nhà tài trợ của dự án vay vốn nước ngoài thì được lên dự toán riêng cho từng công việc
- Những khoản chi dành cho tư vấn trong quá trình nghiệm thu cũng cần được liệt kê và tính toán cụ thể, phù hợp nội dung
- Trường hợp thuê tư vấn từ nước ngoài:
- Chuyên gia nước ngoài phối hợp cùng tổ tư vấn trong nước: chi phí thuê tư vấn không vượt quá 2 lần mức định mức
- 2 tổ tư vấn nước ngoài và trong nước cùng hoạt động: chi phí thuê tư vấn không hơn 2.5 lần so với định mức
- Toàn bộ do tổ tư vấn nước ngoài đảm nhiệm: chi phí tư vấn tổng không nhiều quá 3 lần mức chi phí định mức
- Trong trường hợp phương án tư vấn đã xong nhưng không được duyệt, chủ đầu tư vẫn phải thanh toán chi phí đã thỏa thuận với bên tư vấn. Còn nếu chỉnh sửa để phù hợp với yêu cầu mới thì phải trả thêm phí phát sinh.
- Khi mà chủ đầu tư mới lập kế hoạch với tỷ lệ mặt bằng 1/500 trong lúc chờ quy hoạch chi tiết, để tạo dựng căn cứ xin chấp thuận của cơ quan nhà nước. Thì chi phí dành cho phần lập báo cáo được đặt định mức với k = 0.85
- Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, báo cáo kinh tế – kỹ thuật áp dụng cho các dự án khác:
- Dự án quan trọng cấp quốc gia: k = 1.1
- Dự án cải tạo từ công trình đang sử dụng: k = 1.15
- Dự án ở vùng giáp ranh 2 tỉnh: k = 1.1
- Dự án có mẫu sẵn hoặc sử dụng lại thiết kế: k = 0.8
Căn cứ tính định mức chi phí dành cho tư vấn
Chi phí tư vấn = tỷ lệ % quy định theo bảng dưới x (chi phí xây dựng + chi phí thiết bị)
Cụ thể trong đó:
- Chi phí thiết kế xây dựng: khoản dùng để hoàn thành thuyết minh, các bản vẽ thiết kế, lập các dự toán, quy trình hướng dẫn – xây dựng – bảo trì công trình. Theo công thức: Ctk = Cxd x Nt x k
- Định mức chi phí thiết kế dành cho các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông… là có khác biệt, phụ thuộc một phần và chi phí xây dựng tổng, yêu cầu thiết kế nhiều bước và có điều chỉnh hệ số căn cứ theo hạng mục công trình
- Ngoài ra các khoản phí:
- Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, báo cáo tổng
- Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng
- Chi phí thẩm tra dự toán xây dựng
- Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá gói thầu
- Chi phí giám sát thi công, lắp đặt thiết bị, công tác khảo sát
Đều có định mức riêng tùy từng loại công trình, bạn nên tham khảo kỹ hơn tại quyết định 79 của bộ xây dựng.
Vậy là những khoản định mức dành riêng cho tư vấn và quản lý của một công trình xây dựng đã được công bố rõ ràng trong quyết định 79 của Bộ xây dựng. Bạn nên chú ý xây dựng đúng theo hướng dẫn để đạt thầu thành công!