Những điều kiện để chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án cần tham khảo

Như chúng ta đã biết mục tiêu của việc chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án là để đảm bảo được dự án sẽ hoạt động theo tiến  độ đã được thỏa thuận trước đó, nhằm mục tiêu chính là đạt được hiệu quả cũng như chất lượng dự án tối đa nhất có thể. Vậy bạn có biết những điều cần và đủ để các chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án là gì không? Nếu bạn đang mong muốn biết được đáp án của câu hỏi ấy, thì hãy theo dõi bài viết sau đây nhé!!!

chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

Thông tin nên biết về chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

Chức năng chính của các giai đoạn quản lý dự án để chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

  • Lập kế hoạch thường bao gồm các việc như xác định được các mục tiêu chính trong công việc và tính toán được nguồn nhân lực và dự tính chi chính xác chi phí để thực hiện được dự án.
  • Tổ chức tiến hành phân phối các nguồn lực sao cho hợp lý, đảm bảo các yếu tố cần thiết như tiền, vật dụng lao động, cũng như các trang thiết bị cần thiết để phục vụ điều phối, quản lý thời gian dự án hợp lý
  • Lãnh đạo tốt các dự án
  • Kiểm soát được cả quá trình, theo dõi và kiểm tra tiến độ của dự án, đồng thời kết hợp phân tích, thực hiện tổng hợp và báo cáo, cũng như đánh giá kết quả thực hiện và có các giải pháp để đề phòng các bất cập và khó khăn của quá trình tổ chức dự án.
  • Quản lý phù hợp, và tổ chức điều hành dự án một cách chặt chẽ nhất.

Những điều kiện và các yêu cầu để chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

Theo những quy định cụ thể tại Khoản 8 Điều 1 của Nghị định 42/2017/NĐ-CP và quy định được sửa đổi tại Khoản 1 Điều 21 của Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định về các điều kiện của chủ đầu tư để có thể trực tiếp thực hiện và tiến hành quản lý dự án cụ thể như sau:

  • Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án phải sử dụng với tư cách pháp nhân của mình và có bộ máy chuyên môn trực thuộc lĩnh vực phải có đủ điều kiện cũng như khả năng, năng lực để trực tiếp thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình với tổng nguồn đầu tư xây dựng dưới 15 tỷ đồng; trong trường hợp không đủ những điều kiện để tiến hành thực hiện, thì chủ đầu tư được thuê các tổ chức hay cá nhân có đủ điều kiện cũng như năng lực theo quy định nghiêm ngặt tại Nghị định này để tiến hành thực hiện quản lý dự án.
  • Các cá nhân tham gia vào quá trình quản lý dự án bắt buộc phải làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và phải có kinh nghiệm cũng như chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với những công việc mong muốn đảm nhận. Chủ đầu tư có thể được thuê các tổ chức hay cá nhân có đủ điều kiện, khả năng, năng lực để tổ chức giám sát thi công và tham gia tiến hành thực thi nghiệm thu hạng mục, và kiểm tra công trình hoàn thành. Chi phí để thực hiện dự án phải được hạch toán rõ ràng và riêng biệt theo quy định cụ thể của pháp luật.

Nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án có liên quan đến chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

  • Dự án trong lĩnh vực đầu tư xây dựng để chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án phải được quản lý và tiến hành thực hiện theo kế hoạch, cũng như đảm bảo thực hiện theo các quy định chủ trương về đầu tư, đáp ứng nghiêm ngặt các yêu cầu theo các quy định cụ thể tại Điều 51 trong Luật Xây dựng 2014 và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật 
  • Quy định rõ ràng trách nhiệm và nghĩa vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý của nhà nước và người quyết định đầu tư, hay chủ đầu tư hoặc các tổ chức, cá nhân nhiệm vụ và có liên quan đến việc thực hiện các hoạt động để đầu tư xây dựng dự án.
  • Về vấn đề Quản lý cần được thực hiện dự án phù hợp với từng loại nguồn vốn để có thể sử dụng đầu tư xây dựng được quy định như sau:
  • Đối với các Dự án đầu tư xây dựng được sử dụng vốn và ngân sách nhà nước thì cần được quản lý một cách chặt chẽ, toàn diện, yêu cầu theo đúng các  trình tự để đảm bảo hoàn thành những mục tiêu đầu tư một cách chất lượng, cam kết thực hiện đúng tiến độ, tiết kiệm mức chi phí tối đa nhất và đạt được những hiệu quả đáng mong đợi của dự án;
  • Dự án cần đầu tư theo mô hình đối tác công tư PPP, viết tắt của từ Public – Private Partner, hình thức này có cấu phần xây dựng được quản lý khá nghiêm ngặt như đối với dự án được thực hiện bằng cách sử dụng thêm nguồn vốn nhà nước ngoài việc thực hiện ngân sách theo những quy định cụ thể trong Nghị định này và các quy định khác đã được quy định trong pháp luật có liên quan đến dự án;
  • Đối với những Dự án thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng có sử dụng nguồn vốn của nhà nước ngoài ngân sách dưới sự quản lý của Nhà nước về mọi mặt như: những chủ trương về đầu tư, mục tiêu quản lý, quy mô của dự án đầu tư, chi phí để thực hiện các dự án đó cũng như những tác động của dự án đến môi trường, cộng đồng, an toàn xã hội, an ninh quốc phòng và cảnh quan xung quanh. Chủ đầu tư phải có trách nhiệm và nhiệm vụ tổ chức quản lý và thực hiện dự án theo các quy định cụ thể trong Nghị định này và các quy định có liên quan khác được trích dẫn trong pháp luật;
  • Đối với những Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực xây dựng sử dụng nguồn vốn khác thì sẽ được Nhà nước quản lý về các mặt như mục tiêu dự án, quy mô hoạt động đầu tư của dự án và các tác động của việc thực hiện dự án có liên quan đến cảnh quan, môi trường và an toàn cộng đồng, xã hội, quốc phòng, an ninh.
  • Về trách nhiệm Quản lý đối với việc tổ chức thực hiện hoạt động đầu tư dự án xây dựng phải dựa theo các nguyên tắc được quy định cụ thể trong Điều 4 theo Luật Xây dựng 2014.

Hy vọng những chia sẻ về điều kiện để chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án của bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn đang hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng nhé!!!

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *